Biology of Stress #3: "ơ hay, khó mở lòng đâu phải lỗi tại tôi?!"
hay tại sao hệ thần kinh, chứ không phải tính cách hay ý muốn, mới là thứ quyết định khả năng kết nối của chúng ta với người khác
1. lực bất tòng tâm
bạn có biết cảm giác đó không:
thấy một người rất thú vị nhưng quá ngại/bất an để mở lời kết nối
rất muốn thuộc về 1 nhóm/cộng đồng, nhưng cảm thấy mình chỉ có thể đứng ngoài nhìn vào dù đã (rất) cố gắng
cô đơn và rất muốn được yêu nhưng cũng không thấy đủ an toàn và tin tưởng khi ở bên một ai
:(((((
rồi nhiều lần bị phán xét là "chảnh", "không hoà đồng", "không chịu mở lòng",... bạn cũng dần tin "chắc mình phải có vấn đề thật?"
khồng.
cho tôi 5 phút giải thích.
2. ventral vagal - hệ thần kinh của gắn kết xã hội
tôi đã nói về hệ thần kinh tự chủ (autonomic nervous system - ANS) rồi đúng không. chưa đọc thì đây nhé.
hệ thần kinh tự chủ gồm 2 nhánh:
giao cảm (sympathetic nervous system - SNS): phụ trách phản ứng chiến/biến (fight/flight) trước đe doạ (tăng cường bơm máu, tăng nhịp tim, tăng tiết hormone stress,...)
để dễ hình dung: sympathetic là chân ga - tăng tốc
phó giao cảm (parasympathetic - PNS): lại gồm 2 nhánh nhỏ hơn:
dorsal vagal: nghỉ ngơi và tiêu hoá (rest/digest) -> giúp thư giãn cơ thể + phục hồi và sửa chữa tế bào. ngoài ra còn phụ trách phản ứng đóng băng/giả chết (freeze) (sẽ nói sau)
tóm lại: dorsal vagal là chân phanh - giảm tốc
ventral vagal (aka "social engagement" nervous system): nhánh của kết nối xã hội + cảm giác an toàn/yêu thương/được thuộc về ❤️❤️
khi hệ thần kinh được điều hoà tốt (regulated nervous system), chúng ta căng lên khi cần (giao cảm SNS), sau đó thì phục hồi/nghỉ ngơi (phó giao cảm PNS - dorsal vagal) rồi lại yêu nhau (PNS - ventral vagal). anh em mình cứ thế thôi hẹ hẹ hẹ
3. khi sự điều hoà đứt gãy
điều này giải thích tại sao khi bước vào 1 nhóm người/1 cộng đồng mới, chúng ta không dễ dàng cảm thấy kết nối ngay. hệ thần kinh cần rà soát môi trường để phát hiện tín hiệu an toàn/nguy hiểm (neuroception). nếu nhận thấy một môi trường chỉ toàn ánh nhìn dò xét, lời khen xã giao và những quả sex jokes khó đỡ, hệ thần kinh sẽ bật chế độ phòng vệ (giao cảm/sympathetic). hợp lý mà đúng không, mình chỉ bật ventral vagal (social engagement mode) lên với những người xứng đáng thôi chứ?
thế nhưng,
có thể do những sang chấn chưa được giải quyết, hoặc căng thẳng tích tụ kéo dài, nhiều người mất đi khả năng điều hoà hệ thần kinh. điều này có nghĩa là bạn thường trực sống trong cảm giác không an toàn - chiến/biến/đóng băng, và ventral vagal không còn bật lên (kể cả khi bạn muốn) nữa. lúc này hệ thần kinh bắt đầu đọc sai những tín hiệu xã hội (social cues) hoặc chỉ chọn lọc ra những tín hiệu đe doạ.
chúng ta lờ đi những hành động hỗ trợ/yêu thương/an toàn và chỉ tập trung tìm bằng chứng cho
"người này red flag",
"tôi không thuộc về nơi này",
"tôi không xứng đáng được yêu thương"
và tất cả đều diễn ra trong vô thức.
4. self-fulfilling prophecy - lời tiên tri tự ứng nghiệm
những niềm tin, dù đau đớn, ấy ngày càng trở nên thật hơn vì:
(1) từ phía bên kia có thể đối phương cũng có cảm nhận tương tự và bắt đầu (again, vô thức) phòng vệ với bạn
(2) “We mirror the autonomic state of those around us.” - Dr. Stephen Porges
“Chúng ta phản chiếu trạng thái tự chủ của những người xung quanh mình.”
(aka nervous system tầng nào gặp nervous system tầng đó)
*hít một hơi thật sâu rồi mới cho đọc tiếp*
5. tất cả những điều này có ý nghĩa gì?
(1) hãy hiểu đúng. đừng cố ép một hệ thần kinh không an toàn phải mở lòng.
tôi đã viết một ít về trấn an hệ thần kinh và sẽ viết thêm nữa (nếu có người đọc).
(2) hiểu rồi thì hãy chấp nhận. bạn định không chấp nhận một hệ thống đã làm tất cả chỉ để bảo vệ bạn ư?!
(3) và cũng đừng hỏi những câu kiểu như:
"tại sao lại phải khó khăn thế?"
"tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?"
"tại vì bạn có đủ sức mạnh để vượt qua chứ sao =)))))"
tại vì, thật đấy:
bạn xứng đáng có được những mối quan hệ THỰC-SỰ-SÂU-SẮC,
mà cái sâu sắc nhất là với bản thân,
miễn là bạn chịu làm việc.
do the work!
Reference:
Porges, S. W. (2022). Polyvagal Theory: A Science of Safety.